Ánh sáng trong không gian thiết kế phòng thiền

Ánh sáng được xem là thành tố chính quyết định nên thiết kế phòng thiền. Ánh sáng không chỉ quyết định tính thẩm mỹ, mà còn tạo nên cảm xúc, chiều sâu không gian và thậm chí chất lượng buổi thiền định của gia chủ. 

Có những nguồn sáng nào? Sắp đặt như thế nào cho hợp lý? Có mang lại kết quả và hiệu quả tốt đẹp cho thiết kế phòng thiền hay không? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

 

Phân loại ánh sáng trong phòng thiền

Tựu chung, ánh sáng trong không gian thiết kế phòng thiền được chia thành 2 loại chính, là ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Tùy vào nguồn gốc, đặc điểm và tính chất của chúng mà mục đích sử dụng sẽ khác nhau. 

Ánh sáng tự nhiên giúp tạo liên kết, tương tác hòa hợp giữa nội thất không gian bên trong căn phòng với môi trường bên ngoài, trong khi ánh sáng nhân tạo đem lại nhiều công dụng khác nhau

 

Ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng tự nhiên tạo ra sự hòa hợp giữa không gian nội thất bên trong và môi trường bên ngoài, là một yếu tố rất quan trọng trong mọi kiến trúc và cũng là chất xúc tác “đặc biệt” để làm nổi bật lên vẻ đẹp về màu sắc, vật liệu nội thất, tổng thể toàn căn phòng. 

Ánh sáng tự nhiên được tạo từ nguồn sáng “ mặt trời” duy nhất, đến từ nhiều phương hướng khác nhau, tùy theo từng thời điểm trong ngày mà có những sự tác động khác nhau, gọi là tác động trực tiếp và tác động gián tiếp. 

 

 

Vào thời điểm mặt trời chiếu thẳng trực tiếp vào kiến trúc bên trong căn phòng, để lại nhiều bóng đổ sắc nét, tạo hình khối phản chiếu rõ ràng, làm tăng cảm xúc hơn với không gian. Ngược lại, khi tác động gián tiếp thông qua mức độ hắt sáng sẽ tạo ra mức độ tương phản phù hợp, nếu biết tận dụng sẽ tạo ra điểm nhấn chiều sâu thú vị cho căn phòng. 

Đưa ánh sáng tự nhiên vào bên trong thiết kế phòng thiền sẽ tạo cho con người cảm giác được gần gũi hòa mình vào thiên nhiên, không gian khoáng đạt rộng mở nâng cao chất lượng buổi thiền định, bởi vậy việc nghiên cứu, bài trí bố cục- sắp đặt và lựa chọn vật liệu nội thất là cực kỳ quan trọng. 

 

Ánh sáng nhân tạo

Hệ thống ánh sáng nhân tạo về cơ bản giúp gia tăng phần nhìn cho không gian thiết kế phòng thiền. Tuy nhiên khi xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu ngày càng cao, ánh sáng nhân tạo được nghiên cứu và ứng dụng thiết kế cần thỏa mãn tính thẩm mỹ và kiến tạo không gian. 

 

 

Ánh sáng nhân tạo thường được chia thành 2 loại cơ bản là ánh sáng cục bộ và ánh sáng điểm. 

Ánh sáng cục bộ giúp tối ưu không gian với tính năng chiếu sáng toàn diện. Nguồn sáng chủ yếu từ đèn huỳnh quang, đèn sợi tóc và một số loại đèn công nghiệp khác. Bên cạnh tính năng chiếu sáng vượt trội, loại ánh sáng này thực chất lại khó tạo hiệu ứng thẩm mỹ, làm nổi bật, tạo cảm xúc cho căn phòng. 

Khi muốn tạo điểm nhấn nổi bật, tăng cảm xúc, tính thẩm mỹ cho thiết kế phòng thiền, người ta thường dùng ánh sáng điểm. Thường được tạo ra bởi đèn trần, đèn spotlight hoặc đèn bàn, ánh sáng điểm rất được ưa chuộng khi gia chủ muốn tạo ra sự cô đọng, ấm áp và sự tương phản trong nội thất. 

 

Tác dụng của ánh sáng 

Chiếu sáng

Trong thiết kế phòng thiền, ánh sáng không chỉ mang công năng phổ sáng để đảm bảo cho sự nhận diện và những hoạt động cần thiết, mà còn là chiếu sáng tập trung để làm nổi bật những nét cá tính riêng cho không gian nội thất, tạo nét tương phản để phân vùng không gian cho những thiết kế mở, tạo ra hiệu ứng thị giác nổi bật, thẩm mỹ của nội thất. 

 

 

Mang lại cảm xúc

Phụ thuộc vào từng nguồn sáng khác nhau, chủ đích tính toán và cách bài trí sắp xếp khác nhau sẽ quyết định cảm xúc khác nhau. Ví dụ như nguồn ánh sáng tự nhiên sẽ giúp không gian thiền định trở nên ấm cúng, tinh tế và dễ chịu. Nguồn sáng nhân tạo bổ trợ tạo chiều sâu cho kiến trúc thiết kế. 

Nguồn ánh sáng không quá gắt, không quá chói, tạo cảm giác dễ chịu thư thái để gia chủ không bị phân tâm mà tập trung chuyên chú vào buổi thiền, nâng cao chất lượng quá trình hành thiền. 

 

 

Tạo vẻ đẹp không gian phòng thiền

“Chiếu sáng chính là tạo ra nghệ thuật”- sự phân bố và cường độ ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng giúp tạo nên chất lượng thẩm mỹ cho thiết kế phòng thiền. 

Không chỉ là từ nguồn ánh sáng, sự hòa hợp giữa vật liệu nội thất trang trí trong phòng và ánh sáng cũng rất được chú trọng. Khi không có ánh sáng tự nhiên, ánh sáng nhân tạo được chi phối để điều hướng thị giác đến bề mặt kết cấu và đồ đạc nội thất. 

 

Với những tính chất đặc điểm trên, có thể thấy bố trí sắp đặt ánh sáng trong thiết kế phòng thiền vô cùng quan trọng. Tùy thuộc chủ yếu vào việc thi công công trình, tính toán thiết kế sẽ đem lại hiệu ứng mong muốn cho gia chủ.