6 “quy tắc vàng” cho bạn khi tập luyện Yoga

Tin liên quan

Tập Yoga thường xuyên sẽ đem lại cho bạn cơ thể dẻo dai cùng tinh thần phấn chấn. Tuy nhiên, nếu không biết cách tập chính xác, mắc lỗi mà không biết thì Yoga không những không hiệu quả mà còn có hại với cơ thể của bạn. Hãy lưu ý về 6 “quy tắc vàng” cho bạn khi tập luyện Yoga dưới đây.

1. Luôn khởi động trước khi tập luyện

Như mọi môn thể dục thể thao khác, Yoga bao giờ cũng có màn khởi động trước khi tập, thư giãn trong khi tập và sau khi tập. Có thể vì không đủ thời gian hoặc không để tâm, nhiều Yogi có thể bỏ qua bước cơ bản nhưng lại vô cùng quan trọng này. Việc tập luyện ngay khi cơ thể chưa kịp thích ứng và không sẵn sàng có thể gây chấn thương cho bạn.

Bạn hãy dành cho mình 5, 10 phút để khởi động trước cho cơ thể nóng lên. Việc vận động trước để co giãn xương khớp sẽ giúp cơ thể thích nghi tốt hơn với những bài tập sau. Sau khi tập, bạn cũng không nên dừng lại ngay mà hãy dành một vài phút để phục hồi sức lực và để giảm chấn thương nhé.

khởi động trước khi tập Yoga

Khởi động trước khi tập Yoga

2. Tập trung vào hơi thở

Hít thở là hoạt động tự nhiên của cơ thể và ai cũng xem nó là bản năng. Tuy nhiên, trong Yoga, hít thở là một phần quan trọng mang tính kết nối từng động tác, từng chuyển động của cơ thể. Bạn không thể tùy tiện hít ra thở vô bất cứ lúc nào mà phải điều chỉnh được hơi thở theo hướng dẫn của giáo viên.

Trong Yoga có một quy luật vàng của hít thở đó là “ hít vào phình bụng ra, thở ra hóp bụng vào”. Nếu hít thở bằng ngực theo thói quen thì sẽ dễ dẫn đến việc nhanh chóng cảm thấy mệt và không thể giữ được tư thế lâu do thiếu oxy. Vì thế, người tập được hướng tới thở bằng cơ hoành và cơ bụng sẽ khiến các động tác được kết nối với nhau hơn, đảm bảo lượng oxy được đưa vào đầy đủ. Với cùng một đống tác, người hít thở đúng cách sẽ dễ dàng điều khiển được cơ thể, làm mềm các thớ cơ và hạn chế chấn thương hơn hẳn.

3. Chú trọng đến những tư thế cơ bản

Sau bước khởi động là đến những tư thế cơ bản. Ở các trung tâm hiện nay, thường có các lớp Yoga từ cơ bản tới nâng cao. Các lớp cơ bản thường động tác nhẹ nhàng có thể gây ra cảm giác chán nản buồn ngủ cho người tập. Từ chính những suy nghĩ đó, nhiều người tập lựa chọn luôn học lớp nâng cao hoặc tự tập theo những động tác khó ở nhà theo video hướng dẫn trên mạng. Tự bắt chước và ép mình trong những tư thế uốn dẻo mà không hề biết rằng cơ thể chưa đủ sức chịu đựng. Việc này không được những chuyên gia Yoga khuyến khích, bởi vì nếu vô tình làm sai kĩ thuật hoặc một bước chuyển người nào đó có thể gây chấn thương cho người tập.

Yoga hay bất kì một bộ môn nào cũng cần người tập phải kiên nhẫn tập luyện từ cơ bản tới nâng cao. Chỉ có khi cơ thể đủ dẻo dai, linh hoạt cân bằng thì bạn mới có thể đạt đến trình độ, những động tác khó hơn mà không gây ra nguy hiểm cho mình.

tập trung hơi thở trong Yoga

Không bỏ qua những tư thế cơ bản

 

4. Không đem mình ra so sánh với mọi người

Khi bước vào phòng tập, bạn thường dễ bị cảm giác căng thẳng vì áp lực trước khả năng của những người xung quanh. Khi đem khả năng so sánh mình với người khác, bạn sẽ dễ có cảm giác chán nản hoặc cố tập những động tác khó khi cơ thể chưa đủ dẻo dai. Hãy thay đổi quan điểm đó của mình, hãy xem những người đã tập luyện lâu làm cảm hứng, động lực cho bản thân mình. Đồng thời, hãy có niềm tin rằng nếu tập luyện chăm chỉ, có một ngày không xa bạn cũng sẽ đạt được những kết quả tốt đó.

5. Lựa chọn quần áo phù hợp

Việc tập luyện Yoga không đòi hỏi nhiều sức lực. Tuy nhiên, các tư thế đòi hỏi sự co giãn của cơ thể. Do đó, bạn cần lựa chọn cho mình những trang phục thoải mái và thuận tiện nhất. Bạn có thể tìm thấy những đồ tập Yoga co giãn nhất tại Omkar Yoga. Trang phục nên gọn gàng, tránh những trang trí như dây, xích để không vướng víu trong quá trình tập luyện.

lựa chọn quần áo tập Yoga phù hợp

Lựa chọn quần áo phù hợp

 

6. Không tập khi đang quá no hoặc quá đói

Các chuyên gia tin rằng thời điểm lý tưởng nhất để tập Yoga là 3 tiếng sau bữa chính và 2 tiếng sau bữa phụ. Sau khi tập xong, bạn cũng nên đợi khoảng 30 phút trước khi bắt đầu bữa ăn chính.

Khi bụng no,  nguồn cung cấp máu được đổ dồn vào dạ dày của bạn để xử lý các chất dinh dưỡng trong thức ăn khiến các cơ bắp của bạn không có đủ năng lượng cần thiết để thực hiện các tư thế Yoga. Không những thế tập Yoga khi no còn có thể gây ra các chấn thương vùng bụng và gặp khó khăn trong việc cúi gập, uốn dẻo cơ thể. Ngược lại, nếu bạn tập Yoga khi đang quá đói thì cơ thể dễ mỏi mệt và gây ra tình trạng ngất xỉu, hạ huyết áp trong khi tập. 

Trên đây là 6 “quy tắc vàng” cho bạn khi tập luyện Yoga. Hãy bỏ túi để những bài tập Yoga của bạn sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất nhé!

 Bài viết hay liên quan: 5 chia sẻ thú vị của những người nổi tiếng khi tập luyện Yoga